NĐT cần lưu ý gì sau hai cuộc họp IMF và WB trong tuần trước?
2023-10-16 16:30:08
more 
234

- Hội nghị thường niên kéo dài 1 tuần của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) đã kết thúc với nhiều điểm đáng chú ý. Hội nghị của IMF và WB tập trung quanh triển vọng kinh tế thế giới đang bị đè nặng bởi nợ, lạm phát và xung đột, dẫn đến khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia ngày càng tăng. Cùng với đó là những “lúng túng” trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Triển vọng mới của IMF, được đưa ra trước thời điểm xung đột Israel – Hamas, cho thấy tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại từ 3,5% xuống 3% trong năm nay và xuống còn 2,9%, giảm 0,1% so với ước tính trước đó, vào năm 2024.

Lạm phát toàn toàn cầu dự kiến giảm từ 6,9% trong năm nay nhưng vẫn ở mức cao 5,8% trong năm tới. Các ngân hàng trung ương phát tín hiệu ngừng tăng lãi suất nếu tình hình cho phép đồng thời hy vọng lạm phát cuối cùng có thể về ngưỡng mục tiêu mà không khiến nền kinh tế “hạ cánh cứng”.

Hầu hết các quan chức tham gia hội nghị đều đồng tình rằng vẫn còn quá sớm để nói rằng xung đột tại Trung Đông sẽ ảnh hưởng ra sao tới kinh tế toàn cầu.

Khoản vay của các nền kinh tế lớn, từ Mỹ tới Trung Quốc hay Ý, là những chủ đề thường xuyên được nhắc tới những tuần gần đây, đẩy lãi suất trái phiếu Mỹ lên cao hơn.

Trong khi đó, Vitor Gaspar, người đứng đầu bộ phận tài chính của IMF, nói rằng các khoản trợ cấp mà các nước dành cho năng lượng xanh, chống biến đổi khí hậu sẽ không mang lại lượng phát thải ròng bằng 0 trong khi việc gia tăng quy mô sẽ khiến nợ công “bùng nổ”.

Ngoài các nước phát triển, trong kỷ nguyên lãi suất cao, đồng USD mạnh và những bất ổn địa chính trị xảy ra ở nhiều nơi đang gây thách thức cho phần còn lại của thế giới. Các quốc gia, từ Thổ Nhĩ Kỳ tới Sri Lanka đều dang tìm giải pháp cho vấn đề của chính mình khi lạm phát và chi phí đi vay cao.

IMF cảnh báo lãi suất cao sẽ đẩy những quốc gia đi vay vào tình trạng bấp bênh hơn. Ước tính cho thấy khoảng 5% số ngân hàng trên toàn cầu dễ rơi vào tình trạng căng thẳng khi lãi suất được duy trì ở mức cao trong thời gian dài và hơn 30% số ngân hàng, bao gồm cả các ngân hàng lớn nhất thế giới, cũng sẽ dễ bị tổn thương nếu kinh tế toàn cầu bước vào thời kỳ tăng trưởng thấp kéo dài và lạm phát cao.

Trong khi đó, sự chia rẽ của thế giới vẫn là vấn đề. Việc tìm tiếng nói chung đang ngày càng khó hơn.

Tuyên bố:
Nội dung bài viết này không thể hiện quan điểm của trang web FxGecko, nội dung chỉ mang tính chất tham khảo không mang tính chất tư vấn đầu tư. Đầu tư là rủi ro, hãy lựa chọn cẩn thận! Nếu có bất kỳ vấn đề nào liên quan đến nội dung, bản quyền,… vui lòng liên hệ với chúng tôi và chúng tôi sẽ điều chỉnh trong thời gian sớm nhất!

Các bài báo liên quan

您正在访问的是FxGecko网站。 FxGecko互联网及其移动端产品是中国香港特别行政区成立的Hitorank Co.,LIMITED旗下运营和管理的一款面向全球发行的企业资讯査询工具。

您的IP为 中国大陆地区,抱歉的通知您,不能为您提供查询服务,还请谅解。请遵守当地地法律。