Thuế tối thiểu toàn cầu và các quốc gia cần chuẩn bị gì?
2023-03-17 11:30:06
more 
505

- Cuối tháng 12/2022, Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức thông qua kế hoạch áp dụng thuế suất tối thiểu 15% từ năm 2024.

Các nước trong khu vực như Malaysia, Singapore, hay Hong Kong (TQ) đang ở rất gần việc chính thức áp dụng chính sách Thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024 và 2025. Các quốc gia có nguồn vốn đầu tư nước ngoài lớn vào Việt Nam như Hàn Quốc, Nhật Bản cũng ban hành các quy tắc thuế mới hay thông báo Dự thảo cải cách thuế nhằm tiến tới việc áp dụng từ năm tài chính 2024.

Dù ở vị thế đầu tư hay nhận đầu tư, các quốc gia đều đang có những động thái trong việc cân nhắc và đưa ra các chính sách liên quan đến Thuế tối thiểu toàn cầu. Tác động của chính sách Thuế tối thiểu toàn cầu đến Việt Nam đã trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết, đòi hỏi các cơ quan chức năng cần có những động thái kịp thời. Theo đó, một số giải pháp đang được cân nhắc như:

  • Áp dụng cơ chế Thuế tối thiểu nội địa đạt tiêu chuẩn (Qualified Domestic Minimum Top-up Tax - QDMTT) để giành quyền thu phần Thuế bổ sung trước các quốc gia khác. QDMTT là cơ chế nội địa trong đó việc tính toán lợi nhuận thặng dư và thuế tối thiểu được áp dụng tương đương với các quy định tại Trụ cột hai theo hướng dẫn của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Đây là biện pháp mà một số quốc gia như Hong Kong (TQ), Singapore, Malaysia đã công bố ý định áp dụng. Việc áp dụng QDMTT cũng cần được cân nhắc chỉ nên áp dụng cho các đối tượng là các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của Trụ cột hai, tức là các doanh nghiệp thuộc tập đoàn đa quốc gia có quy mô doanh thu hợp nhất toàn cầu hàng năm trên 750 triệu EUR. Việc áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp có thể gây tác động tiêu cực đến các công ty không thuộc phạm vi Trụ cột hai, mà đang được hưởng các chính sách ưu đãi hiện hành tại Việt Nam.
  • Cân nhắc ưu đãi bằng tiền hoặc tương đương nên được xem xét trên cả khía cạnh ưu điểm và nhược điểm trong bối cảnh riêng của đất nước... Hình thức ưu đãi bằng tiền cũng sẽ giúp tạo ra cơ sở kinh tế ổn định, hạn chế tình trạng chuyển dịch lợi nhuận hoặc đầu tư ngắn hạn như đối với ưu đãi theo lợi nhuận. Mặc dù các khoản ưu đãi bằng tiền có thể sẽ phải trả trước từ ngân sách, nhưng sẽ dễ ước tính hơn dựa trên giá trị đầu tư, không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài ra có thể được thiết kế theo hướng chi trả nhiều lần để phù hợp cho việc hoạch định ngân sách.

Ảnh hưởng lên ngân sách quốc gia là quan ngại chính của các nước đang phát triển do vấn đề ngân sách hạn chế và khó khăn trong việc phát sinh chi trả trước. Đó là chưa kể đến việc ban hành cơ chế ưu đãi mới có thể gia tăng số lượng thủ tục hành chính về mặt quản lý, ví dụ như thủ tục xin áp dụng ưu đãi, thủ tục xét duyệt, quản lý hành chính, cũng như hậu kiểm để đảm bảo cơ chế ưu đãi được thực hiện hợp lý, đúng mục tiêu, không phát sinh thất thoát.

Tuyên bố:
Nội dung bài viết này không thể hiện quan điểm của trang web FxGecko, nội dung chỉ mang tính chất tham khảo không mang tính chất tư vấn đầu tư. Đầu tư là rủi ro, hãy lựa chọn cẩn thận! Nếu có bất kỳ vấn đề nào liên quan đến nội dung, bản quyền,… vui lòng liên hệ với chúng tôi và chúng tôi sẽ điều chỉnh trong thời gian sớm nhất!

Các bài báo liên quan

您正在访问的是FxGecko网站。 FxGecko互联网及其移动端产品是中国香港特别行政区成立的Hitorank Co.,LIMITED旗下运营和管理的一款面向全球发行的企业资讯査询工具。

您的IP为 中国大陆地区,抱歉的通知您,不能为您提供查询服务,还请谅解。请遵守当地地法律。