Các TCTD sẽ bơm tiền bù đắp cho doanh nghiệp đáo hạn trái phiếu? Thị trường 18/1
2023-01-18 12:30:05
more 
457

– Thị trường Việt Nam trong phiên giao dịch hôm nay thứ Tư ngày 18/1 với tin tức gì đáng chú ý? Nguy cơ các tổ chức tín dụng bơm tiền bù đắp cho doanh nghiệp đáo hạn trái phiếu, doanh nghiệp làm gì để giảm thiểu tác động từ việc đứt gãy chuỗi cung ứng và tỷ giá USD ngày 18/1: Tăng nhẹ… Dưới đây là nội dung chính:

1. Các TCTD sẽ bơm tiền bù đắp cho doanh nghiệp đáo hạn trái phiếu?

Trong tháng 1/2023, doanh nghiệp bất động sản phải thanh toán 10.500 tỷ đồng trái phiếu đến hạn (chiếm 60% giá trị TPDN đến hạn) và doanh nghiệp xây dựng phải thanh toán 5.900 tỷ đồng trái phiếu đến hạn (chiếm 34% giá trị TPDN đến hạn). Nếu tính cả số lượng trái phiếu mua lại trước hạn, áp lực thanh toán của doanh nghiệp lớn hơn nhiều. Đặc biệt, sau sự việc liên quan đến công ty Vạn Thịnh Phát, việc mua lại trái phiếu trước hạn càng tăng mạnh. Điển hình, trong tháng 11/2022, nhiều doanh nghiệp đã chủ động mua lại trái phiếu đã phát hành với tổng giá trị khoảng 163.000 tỷ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ.

Tính đến ngày 30/12/2022, tổng giá trị trái phiếu đã được các doanh nghiệp mua lại trước hạn là 210.573 tỷ đồng (tăng 46% so với cùng kỳ năm 2021)

Dù Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã nới room tín dụng từ đầu tháng 12/2022, nhưng việc nới room diễn ra chậm, nên vốn chưa kịp bơm vào nền kinh tế. Tín dụng cả năm 2022 mới tăng 14,5%, chưa sử dụng hết hạn mức.

Trước việc các doanh nghiệp bất động sản khó tiếp cận tín dụng, một số chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng, doanh nghiệp bất động sản cần nghiêm túc nhìn nhận lạimình. Bởi dự án được bung ra tràn lan, phân khúc cao cấp nhiều hơn bình dân, giá cả bị đẩy lên quá cao. Chỉ khi doanh nghiệp bất động sản chấp nhận giảm bớt lợi nhuận, người dân chấp nhận được mức giá, thì dòng vốn mới luân chuyển.

Thực tế, bất động sản là lĩnh vực gắn bó mật thiết với ngân hàng, chiếm hơn 20% tổng dư nợ tín dụng và chiếm 70-80% tài sản bảo đảm của các ngân hàng. Các tổ chức tín dụng rất muốn cho vay rồi cho vay tiếp và muốn thị trường bất động sản khơi thông để dòng vốn luân chuyển, thu hồi được nợ.

2. Doanh nghiệp làm gì để giảm thiểu tác động từ việc đứt gãy chuỗi cung ứng?

Đại dịch Covid-19, thay đổi về nhu cầu và thiếu hụt lao động đã tác động đến hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt tác động đáng kể đến chuỗi cung ứng. Việc hạn chế di chuyển của người và hàng hóa cũng như ngưng hoạt động sản xuất có nguy cơ gây ra đứt gãy nghiêm trọng chuỗi cung ứng toàn cầu, bao gồm các nguồn cung thiết yếu như dược phẩm, thiết bị bảo vệ cá nhân và cả thực phẩm.

Bên cạnh đó, dòng chảy hàng hóa đến các thị trường trọng điểm như Bắc Mỹ, châu Âu, Đông Nam Á và Ấn Độ bị hạn chế do các cảng biển và sân bay lớn đa số ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Mỹ liên tục bị ngưng hoạt động.

Trong khi đó, theo một khảo sát của Viện Quản Lý Cung Ứng, gần 75% doanh nghiệp ở Mỹ bị ảnh hưởng bởi đứt gãy chuỗi cung ứng gây ra do sự bùng phát của Covid-19. Tình hình này tiếp tục theo chiều hướng xấu khi khủng hoảng xảy ra tại Ukraine.

Do ảnh hưởng từ tình hình bất ổn địa chính trị tại một số quốc gia cũng như làn sóng tái bùng phát dịch Covid-19 ở Trung Quốc, chuỗi cung ứng lại có nguy cơ đứt gãy nghiêm trọng trở lại. Việt Nam là nước phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu, vì vậy nhiều ngành sản xuất trong nước lập tức gặp khó khăn, các doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ chậm giao đơn hàng xuất khẩu, dẫn đến rủi ro thanh toán.

Sản xuất đình trệ đã khiến hoạt động xuất khẩu bắt đầu có dấu hiệu sụt giảm. Theo Bộ Công thương nước này, kim ngạch xuất khẩu cả nước tháng 5/2022 đã giảm 7,2% so với tháng trước đó.

Sự đứt gãy chuỗi cung ứng là điều không thể tránh khỏi nhưng hiểu được toàn diện cuộc khủng hoảng, xác định được nguy cơ tiềm ẩn, và thực hiện chiến lược quản lý rủi ro có thể giúp các doanh nghiệp tự tin hơn trong hoạt động kinh doanh và đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt hơn.

3. Tỷ giá USD ngày 18/1: Tăng nhẹ

, đo lường đồng USD với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đứng ở mức 102,38 điểm, tăng 0,18% so với phiên trước đó. Giá USD tăng nhẹ trong bối cảnh các nhà giao dịch đặt cược rằng, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẽ điều chỉnh chính sách kiểm soát lợi tức của mình.

Trong nước, tỷ giá trung tâm hôm nay (18/1) được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố ở mức 23.606 , tăng 3 đồng so với mức niêm yết hôm qua. Áp dụng biên độ 5%, hiện tỷ giá USD các ngân hàng thương mại (NHTM) được phép giao dịch là từ 22.426 - 24.786 VND/USD.

Tỷ giá USD trong nước sáng nay lại tăng nhẹ trở lại khi ghi nhận điều chỉnh nâng tại các ngân hàng. Trong đó, VietinBank và Eximbank (HM:) có mức tăng nhiều hơn cả với lần lượt 15 và 10 đồng ở cả hai chiều mua bán so với mức niêm yết cùng giờ sáng qua.

Giá mua USD hiện nằm trong khoảng từ 23.250 – 23.290 VND/USD còn giá bán ra duy trì trong phạm vi 23.570 - 23.739 VND/USD. Trong đó, ngân hàng có giá mua USD cao nhất và giá bán USD thấp nhất là ở Eximbank.

Trên thị trường "chợ đen", khảo sát lúc 9h30 sáng nay cho thấy đồng USD hiện được giao dịch ở mức 23.370 - 23.470 VND/USD, giá mua giảm 10 đồng còn giá bán giảm 30 đồng so với mức ghi nhận giờ này hôm qua.

Tuyên bố:
Nội dung bài viết này không thể hiện quan điểm của trang web FxGecko, nội dung chỉ mang tính chất tham khảo không mang tính chất tư vấn đầu tư. Đầu tư là rủi ro, hãy lựa chọn cẩn thận! Nếu có bất kỳ vấn đề nào liên quan đến nội dung, bản quyền,… vui lòng liên hệ với chúng tôi và chúng tôi sẽ điều chỉnh trong thời gian sớm nhất!

Các bài báo liên quan

您正在访问的是FxGecko网站。 FxGecko互联网及其移动端产品是中国香港特别行政区成立的Hitorank Co.,LIMITED旗下运营和管理的一款面向全球发行的企业资讯査询工具。

您的IP为 中国大陆地区,抱歉的通知您,不能为您提供查询服务,还请谅解。请遵守当地地法律。