5 thách thức trong năm 2023 của ngành Ngân hàng
2023-01-17 15:30:06
more 
229

- Trong báo cáo triển vọng thị trường năm 2023 của FiinGroup đã cho thấy 5 vấn đề mà ngành ngân hàng phải đối mặt:

  • Mặt bằng lãi suất vẫn ở mức cao, nhất là huy động tiền gửi. Điều này tạo áp lực lên việc duy trì tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) ở mức như hiện nay. Mặt bằng lãi suất cao cũng thể hiện ở lợi tức hay lãi suất trái phiếu chính phủ hiện đã tăng gần 80-100 điểm cơ bản (bsp), từ đó tạo áp lực lên thu nhập từ hoạt động đầu tư, mặc dù về hạch toán kế toán thì hầu hết danh mục đầu tư hiện chưa phản ánh theo giá thị trường.
  • Thu nhập hoạt động dịch vụ phi tín dụng, chủ yếu là bán chéo bảo hiểm, mặc dù đã tăng trưởng mạnh và chiếm khoảng 18,6% tổng thu nhập nhưng hiện không còn dồi dào như mấy năm trước.
  • Áp lực về đẩy mạnh cho vay do thị trường bất động sản (hiện chiếm khoảng 20% tổng tín dụng) đang gặp khó và thanh khoản chung của nền kinh tế đang bị “nghẽn” ở lĩnh vực bất động sản. Tăng trưởng tín dụng năm 2022 (+14,5%) thấp hơn hạn mức cho phép (+16%).
  • Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng đang tăng lên do nhiều khoản cho vay với bất động sản có thể trở thành nợ xấu nếu tín dụng vào lĩnh vực này tiếp tục bị thắt chặt.
  • Rủi ro nợ xấu (NPL) từ trái phiếu doanh nghiệp. Trái phiếu doanh nghiệp phi ngân hàng hiện chiếm tỷ trọng không quá lớn, khoảng 7,6% tổng dư nợ tín dụng ở hệ thống ngân hàng tại thời điểm cuối tháng 10/2022. Trong đó, riêng trái phiếu bất động sản chiếm 3,8%. Tuy nhiên, do môi trường lãi suất cao và nhiều dự án gặp khó về vấn đề pháp lý, triển vọng ngành bất động sản hiện nay kém tích cực, góp phần tăng nợ xấu chéo sang tín dụng ngân hàng khi có nhiều doanh nghiệp vi phạm nghĩa vụ nợ trái phiếu.

Ngoài ra, hệ lụy từ thị trường trái phiếu doanh nghiệp và chủ trương của Ngân hàng Nhà nước hạn chế cho vay vào lĩnh vực phi sản xuất (bao gồm bất động sản), sẽ khiến nhiều chủ đầu tư bất động sản gặp khó về dòng tiền và có thể giãn lịch trả lãi/trả nợ vay. Rủi ro này chưa được phản ánh vào mức tăng NPL trong quý 3 và do đó tiềm ẩn nguy cơ nợ xấu tăng trong các quý tiếp theo, khiến chất lượng tài sản suy giảm và tạo áp lực lên tăng trưởng lợi nhuận phía trước của các ngân hàng, đặc biệt là ở một số ngân hàng có tỷ lệ nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp và cho vay lĩnh vực bất động sản ở mức cao.

Điểm đáng chú ý đó là, để cải thiện NIM hoặc hạn chế NIM suy giảm, hầu hết các ngân hàng đã nỗ lực kiểm soát chi phí vốn bằng cách nâng tỷ lệ dư nợ cho vay/huy động (LDR). Tại thời điểm cuối quý 3, tỷ lệ LDR thuần của 27 ngân hàng niêm yết ở mức 106%, tăng mạnh so với mức bình quân 95% trước đó, và nhờ vậy, chi phí vốn chỉ tăng +200bps so với quý trước, thấp hơn nhiều so với mức tăng +520bps về lãi suất cho vay và +400bps về lãi suất huy động. Đây cũng là chỉ báo cho thấy xu hướng giảm của NIM trong các quý tới, đặc biệt là ở những ngân hàng vay mượn nhiều trên thị trường liên ngân hàng (bao gồm TechcomBank, TPBank, VPBank (HM:), MSB, HDBank). Chi phí vốn dự kiến tăng mạnh vì (i) không còn dư địa nâng LDR do tỷ lệ này đã chạm giới hạn được phép khi huy động tăng thấp hơn đáng kể so với tăng trưởng tín dụng và (ii) lãi suất huy động gần đây tăng mạnh, khoảng 500bps so với nửa đầu năm, do hệ lụy từ động thái tăng lãi suất nhanh với biên độ mạnh của FED.

Hầu hết các ngân hàng tầm trung trở lên có LDR thuần tăng cao và vượt 95%, cho thấy tình trạng căng thẳng về thanh khoản trong hệ thống đang hạn chế khả năng đẩy mạnh hoạt động cho vay ở nhiều ngân hàng cho dù có thêm hạn mức tín dụng từ Ngân hàng Nhà nước. Điều này xuất phát từ thực trạng dòng tiền bị tắc nghẽn ở lĩnh vực bất động sản, làm cho vòng quay tiền chậm lại và huy động tiền gửi ở hệ thống ngân hàng tăng thấp hơn đáng kể so với mức tăng trưởng tín dụng trong năm 2022 (+10,4% so với +14,5%).

NPL tăng mạnh trong quý 3/2022, +11bps lên mức 1,60% và tăng tới +10bps lên mức 1,90% nếu bao gồm trái phiếu VAMC, nhưng tỷ lệ NPL này vẫn thấp hơn so với giai đoạn trước dịch.

Tỷ lệ tạo mới nợ xấu dương 3 quý liên tiếp cho thấy nợ xấu đang tăng lên, chủ yếu ghi nhận ở 3 ngân hàng có vốn nhà nước (VietcomBank, BIDV (HM:), VietinBank) và một vài ngân hàng cổ phần (ACB, NAB, NVB (HN:)). Ngược lại, một số ngân hàng có tỷ lệ tạo mới nợ xấu tăng rất thấp hay thậm chí giảm, bao gồm TechcomBank, (HM:), VPBank và MBBank.

Điểm tích cực là tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLCR) cho quý 3/2022 vẫn ở mức cao (143,2%) mặc dù giảm nhẹ so với quý 2, cho thấy các ngân hàng vẫn có bộ đệm về dự phòng khá vững chắc để xử lý nợ xấu. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao xuất hiện ở các ngân hàng: VietcomBank, MBBank, VietinBank, BIDV, TechcomBank, thể hiện nguồn lực vững chắc để xử lý nợ xấu.

Tuyên bố:
Nội dung bài viết này không thể hiện quan điểm của trang web FxGecko, nội dung chỉ mang tính chất tham khảo không mang tính chất tư vấn đầu tư. Đầu tư là rủi ro, hãy lựa chọn cẩn thận! Nếu có bất kỳ vấn đề nào liên quan đến nội dung, bản quyền,… vui lòng liên hệ với chúng tôi và chúng tôi sẽ điều chỉnh trong thời gian sớm nhất!

Các bài báo liên quan

您正在访问的是FxGecko网站。 FxGecko互联网及其移动端产品是中国香港特别行政区成立的Hitorank Co.,LIMITED旗下运营和管理的一款面向全球发行的企业资讯査询工具。

您的IP为 中国大陆地区,抱歉的通知您,不能为您提供查询服务,还请谅解。请遵守当地地法律。