Giá vàng có thể lên tới bao nhiêu? Theo Vietstock
2024-05-10 12:30:05
more 
456

Vietstock - có thể lên tới bao nhiêu?

Giá vàng gần đây đang có những màn bứt phá thần tốc, bất chấp động thái của nhà điều hành tìm cách tăng nguồn cung cho thị trường. Liệu giá kim loại quý này có thể lên đến bao nhiêu và rủi ro sắp tới có thể là gì?

Khéo trêu ngươi!

Thứ 4 tuần này (08/5), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã đấu thầu thành công 3,400 lượng vàng trong tổng số 16,800 lượng đem ra rao bán. Được biết có 3 đơn vị trúng thầu với giá 86.05 triệu đồng/lượng, chỉ cao hơn 1% so với giá tham chiếu. Đây mới chỉ là phiên thứ 2 có doanh nghiệp trúng thầu trong 5 phiên nhà điều hành tổ chức đấu thầu gần đây, với tỷ lệ trúng thầu/gọi thầu cũng chỉ ở mức rất thấp là 20.2%, tương tự như phiên ngày 23/4.

Tuy nhiên, chỉ 1 ngày sau đó (09/5), giá vàng đã tiếp tục tăng thêm 2 triệu đồng/lượng, lên mức cao nhất từ trước đến nay tại 89.5 triệu đồng/lượng ở giá bán ra. Điều này đồng nghĩa với những doanh nghiệp nào mua thành công trong ngày trước đó tại mức 86.05 triệu đồng/lượng đã có lãi 3.45 triệu đồng/lượng. Với 3,400 lượng, 3 doanh nghiệp nói trên đã nghiễm nhiên “bỏ túi” 11.73 tỷ đồng.

Xu hướng diễn biến giá vàng vẫn tiếp tục đi lên bất chấp việc NHNN đã tìm cách cung ứng thêm lượng vàng miếng ra thị trường dường như cho thấy chính sách này chưa mang lại những hiệu quả nhất định. Tính từ ngày 22/4 – thời điểm NHNN bắt đầu tổ chức đợt đấu thầu đầu tiên, đến nay (ngày 09/5) giá vàng đã tăng thêm 6.2 triệu đồng/ lượng, trong khi giá vàng thế giới ít biến động, dẫn đến chênh lệch trong nước và giá vàng thế giới quy đổi đã nới rộng từ mức gần 13 triệu đồng/ lượng lên hơn 18 triệu đồng/lượng.

Đặc biệt, sau mỗi phiên đấu thầu thành công, giá vàng lại tăng mạnh càng rõ khéo trêu ngươi. Như trong phiên trúng thầu cũng 3,400 lượng vào hôm 23/4, giá vàng ngay ngày sau đó cũng đã tăng thêm 1.35 triệu đồng/lượng. Tức 2 doanh nghiệp nào trúng thầu khi đó tại mức giá 81.3 triệu đồng/ ượng cũng đã lãi ngay 7.48 tỷ chỉ sau 1 ngày. Còn nếu tính theo mức giá hiện tại là 89.5 triệu đồng/ lượng, 3,400 lượng trúng thầu hôm 23/4 đã mang lại lợi nhuận 27.88 tỷ đồng.

Nhiều ý kiến cho rằng việc NHNN đấu giá ở mức cao gần như ngang với thị trường, do đó không thể kéo giá đi xuống được để thu hẹp chênh lệch giữa giá trong nước và giá thế giới. Rõ ràng khi doanh nghiệp trúng đấu giá ở mức cao, họ càng có động lực neo giá và thậm chí đẩy giá để đảm bảo có lợi nhuận đối với lượng vàng đã trúng thầu. Ngoài ra, lượng cung vàng thật sự trong 5 phiên đấu thầu vừa qua cũng không đáng kể, khi chỉ có 6,800 lượng trúng thầu trên tổng số 84,000 lượng mang ra đấu, tương ứng tỷ lệ trúng thầu chỉ ở mức 8.1%.

Dù vậy, điều quan trọng là lượng cầu thật sự hiện nay trên thị trường là như thế nào, cũng như khối lượng giao dịch thật sự mỗi ngày là bao nhiêu vẫn là một ẩn số. Khác với nhiều loại hàng hóa khác, việc thống kê các giao dịch trên thị trường vàng miếng từ trước đến nay chưa được hệ thống hóa. Có lẽ chính vì vậy mà gần đây mới có những đều xuất mua bán vàng phải có hóa đơn, hay không được mua bán vàng bằng tiền mặt, như là cách để thống kê dung lượng của thị trường này. Vì vậy, có lý do để hoài nghi thị trường vàng miếng vẫn đang bị thao túng bởi các tay chơi lớn.

Như các cổ phiếu của doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả và chia cổ tức cao nhưng thanh khoản kém, vì lượng cổ phiếu trôi nổi đã ít mà nhà đầu tư đang nắm giữ lại không có nhu cầu bán ra, nên các cổ phiếu này rất dễ thao túng giá. Thị trường vàng miếng dường như cũng có đặc điểm như vậy, khi những người mua vàng miếng từ trước đến nay chủ yếu nhằm mục đích tích lũy dài hạn như một phương tiện cất trữ giá trị tài sản mà không màng đến sự biến động giá, do đó chỉ cần một nguồn lực không quá lớn cũng có thể tạo ra sức ép cho thị trường này.

Giá có thể lên tới bao nhiêu?

Một số dự báo lạc quan cho rằng thị trường vàng thế giới có thể leo lên mốc 3,000 USD/ounce trong thời gian tới, trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị và nguy cơ xung đột quân sự vẫn khó lường, cộng thêm lực mua từ các ngân hàng trung ương (NHTW) nhằm đa dạng hóa kho dự trữ ngoại hối, cũng như lực mua từ các nhà đầu tư cá nhân, chủ yếu là tại châu Á.

Những đề xuất gần đây về đánh thuế giao dịch vàng, yêu cầu mua bán phải có hóa đơn hay cấm dùng tiền mặt thanh toán mua bán vàng, thanh kiểm tra các doanh nghiệp, đại lý kinh doanh vàng, chính là một trong những rủi ro khác mà các nhà đầu tư trên thị trường này cần phải xem xét, ngoài rủi ro về giá.

Trong trường hợp giá kim loại quý này có thể leo lên mức như thế, giá vàng thế giới quy đổi có thể ở mức 92.6 triệu đồng/ lượng nếu tính theo tỷ /VND ở 25,600 đồng. Nếu chênh lệch giữa giá trong nước và thế giới vẫn duy trì ở mức 18 triệu đồng/ lượng như hiện nay, trong nước có thể chạm mốc 110 triệu đồng/ lượng, tức có thể tăng thêm 22% từ mức hiện nay.

Tuy nhiên, đó chỉ là những dự báo và cách tính đầy lạc quan, còn thực tế rủi ro của giá vàng hiện nay là khá lớn đứng ở góc độ người mua vào. Rủi ro thứ nhất là dù thị trường vàng thế giới vẫn đang ở trong xu hướng tăng dài hạn, nhưng xu hướng trung hạn đang phát đi những tín hiệu có thể điều chỉnh sau mạch tăng khá mạnh từ tháng 10 năm ngoái đến nay, đặc biệt là trong 2 tháng vừa qua. Vì vậy, những người mua ở vùng giá cao vào lúc này có thể mất chi phí cơ hội trong trường hợp thị trường cần phải mất nhiều thời gian hơn dự tính để leo lên được mức giá như vậy.

Rủi ro thứ hai là mức chênh lệch giữa giá vàng thế giới và trong nước khó mà duy trì cách biệt lớn đến như vậy trong thời gian dài. Vì điều này sẽ làm hạn chế người mua, khi đó mức giá dù neo cao nhưng chủ yếu đến từ động cơ giữ giá của người bán hơn là lực cầu từ người mua. Đó là chưa nói đến nhà điều hành sẽ phải tiếp tục tìm mọi giải pháp để bình ổn thị trường này, khi mà giá vàng tại Việt Nam thường có những tác động tâm lý đến các mặt hàng khác, góp phần tạo nên lạm phát kỳ vọng và giảm giá sức mua đồng tiền.

Những đề xuất gần đây về đánh thuế giao dịch vàng, yêu cầu mua bán phải có hóa đơn hay cấm dùng tiền mặt thanh toán mua bán vàng, thanh kiểm tra các doanh nghiệp, đại lý kinh doanh vàng, chính là một trong những rủi ro khác mà các nhà đầu tư trên thị trường này cần phải xem xét, ngoài rủi ro về giá. Nhà điều hành cũng có thể cấp lại hạn ngạch nhập khẩu vàng cho một số doanh nghiệp trong nước đủ điều kiện để tăng thêm nguồn cung, ngoài công tác đấu thầu vàng miếng hiện nay.

Cũng có một số ý kiến cho rằng việc cho phép nhập khẩu vàng trở lại có thể càng gây sức ép lên tỷ giá. Tuy nhiên, việc để chênh lệch giá trong nước và thế giới quá cao cũng kích thích các hoạt động gom ngoại tệ nhập lậu vàng, từ đó cũng khiến thị trường ngoại hối gặp áp lực không nhỏ. Điểm khác biệt giữa hai lựa chọn này là chính sách cho phép nhập chính ngạch nhà điều hành còn có thể kiểm soát được, chủ động điều tiết hạn mức nhập của doanh nghiệp trong từng thời kỳ, cũng như có thể thu được các loại thuế, phí liên quan.

Điều quan trọng hơn vẫn là phải có giải pháp xác định một cách tương đối cung cầu hiện nay của thị trường, để xác định những diễn biến tăng giá hay chênh lệch giữa giá thế giới và trong nước ngày càng mở rộng, thật sự có phải đến từ lực cầu quá vượt trội so với nguồn cung, hay chỉ là do bàn tay thao túng giá của các tay chơi lớn.

Phan Thụy

Statement:
The content of this article does not represent the views of fxgecko website. The content is for reference only and does not constitute investment suggestions. Investment is risky, so you should be careful in your choice! If it involves content, copyright and other issues, please contact us and we will make adjustments at the first time!

Related News

您正在访问的是FxGecko网站。 FxGecko互联网及其移动端产品是中国香港特别行政区成立的Hitorank Co.,LIMITED旗下运营和管理的一款面向全球发行的企业资讯査询工具。

您的IP为 中国大陆地区,抱歉的通知您,不能为您提供查询服务,还请谅解。请遵守当地地法律。