Tác động của việc VND mất giá đến các doanh nghiệp xuất khẩu: Nhìn từ con tôm và tấm áo! Theo nguoiquansat.vn
2024-05-04 08:30:04
more 
1540

Bằng một biểu đồ so sánh, chuyên gia đã cho thấy, đồng tiền rẻ đi không giúp các quốc gia nhiều hơn trong việc ngăn chặn đà giảm của xuất khẩu tôm sang Mỹ. Tỷ giá với doanh nghiệp xuất khẩu, nhìn từ con tôm và tấm áo

Trong Hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành CSTT hồi tháng 3, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam (HN:) (Vinatex), ông Lê Tiến Trường phát biểu bài tham luận về ngành dệt may, trong đó có một số nội dung đáng lưu tâm về tác động của tỷ giá hối đoái với ngành.

Cụ thể, ông Trường đã so sánh tương quan tỷ giá giữa nội tệ các nước trong top 5 các nước xuất khẩu dệt may của Thế giới. Trong 2 năm 2022-2023, sau đại dịch COVID-19 và trở lại phục hồi, các quốc gia xuất khẩu dệt may lớn như Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Bangladesh, Thổ Nhĩ Kỳ đều có xu thế kích thích xuất khẩu.

Chủ tịch Vinatex phát biểu: "Chính sách liên quan đến tỷ giá, với mức 2 năm vừa rồi chỉ giảm 5% thì các ngành xuất khẩu đang gặp rất nhiều khó khăn so với các quốc gia khác. Chúng tôi cũng không dám nói nên giảm đi bao nhiêu, nhưng có lẽ 5% thì ít và khó cho các ngành xuất khẩu phục hồi".

>> 'Nếu không có sự hỗ trợ của ngân hàng... chúng ta có thể mất đi ngành sợi'

Ảnh minh họa. Nguồn: Tạp chí Kinh tế Sài Gòn
Về lý thuyết, khi mất giá đồng VND (HM:) sẽ giúp thúc đẩy xuất khẩu vì giá bán bằng USD sẽ rẻ đi. Ví dụ, 1 chiếc áo tại Việt Nam có giá 500.000 đồng, quy ra USD có giá 20,4 USD (tỷ giá 24.500 ). Khi VND mất giá 4%, tương ứng tỷ giá tăng lên 25.500 VND/USD, cùng chiếc áo đó, giá sẽ giảm xuống 18,5 USD.

Nhìn chung, giá nội tệ giảm có thể làm tăng sức cạnh tranh và nhu cầu với sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt những mặt hàng nông, thủy sản,… không bị phụ thuộc đầu vào nhập khẩu.

Tuy nhiên, trên một góc độ khác, chuyên gia Kinh tế - Tài chính Nguyễn Đức Hùng Linh, nhà sáng lập Think Future Consultancy cho rằng, việc mất giá đồng VND có tác động không lớn đến xuất khẩu, trong khi lại có rủi ro làm tăng lạm phát.

Ông Hùng Linh dẫn một nghiên cứu của Trường Đại học Kinh tế Luật Thành phố Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, tỷ giá USD mặc dù có ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản nhưng về mức độ tác động chỉ đứng ở vị trí thứ 3.

Một số nghiên cứu khác đã chỉ ra, yếu tố quan trọng nhất để tạo lợi thế cạnh tranh về giá cho sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam nằm ở chi phí sản xuất.

Lấy ví dụ về tôm, với loại tôm có trọng lượng 50 con/kg, giá thành sản xuất của Việt Nam vào khoảng 4 USD. Trong khi đó tôm của Ấn Độ và Ecuador - hai đối thủ chính của Việt Nam, chỉ là 3 và 2,5 USD, tương ứng thấp hơn Việt Nam 25% và 37%.

Giải pháp phá giá đồng VND với mục đích hỗ trợ xuất khẩu, vì vậy sẽ ít mang lại tác dụng khi sản lượng sản xuất trong nước không thể tăng theo kịp hoặc khi nhu cầu tại các thị trường xuất khẩu chính bị sụt giảm. Đây là chưa kể tới những rào cản thương mại như các vụ kiện bán phá giá ở Mỹ hay như thẻ vàng EU.

Ông Linh đưa ra một biểu đồ khá thú vị, thể hiện tương quan giữa mức độ mất giá đồng tiền của một số quốc gia với xuất khẩu tôm sang Mỹ. Số liệu trên biểu đồ cho thấy, với các quốc gia được so sánh, đồng tiền rẻ hơn không đồng nghĩa sẽ bán được nhiều tôm sang Mỹ hơn.

Tỷ giá không phải là "cây đũa thần" cho xuất khẩu nhưng trong tác động tới lạm phát, xu hướng lại rõ ràng hơn

Như vậy, nếu theo nghiên cứu này thì với mức mất giá 4,5% kể từ đầu năm 2024, lạm phát sẽ tăng thêm 1,5%. Đây là chưa tính tới việc tăng giá tự nhiên như trong nước tăng theo giá dầu thế giới.

Ảnh hưởng của tỷ giá tới lạm phát chủ yếu mang tính gián tiếp do hầu hết các nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất của Việt Nam đều phải nhập khẩu. Giá nguyên nhiên liệu tăng sẽ làm tăng giá thành sản xuất. Về lý thuyết, nhà sản xuất sẽ tìm cách để đẩy phần chi phí tăng thêm này vào giá bán cho người tiêu dùng do vậy làm tăng lạm phát.

Trường hợp cố gắng giảm giá đồng nội tệ để tạo lợi thế xuất khẩu, có thể gây ra những hệ lụy khó lường cho tăng trưởng và ổn định kinh tế. Trên thế giới không thiếu bài học, như trường hợp của Brazil là một minh chứng.

Trong 10 năm gần đây, đồng nội tệ của Brazil đã giảm giá hơn 100%. Mặc dù điều này tạo được lợi thế cạnh tranh cho ngô và dầu đậu nành của Brazil so với các sản phẩm tương tự của Mỹ, nhưng đổi lại, Brazil đã liên tiếp rơi vào khủng hoảng với lạm phát cao và nhiều năm kinh tế suy thoái.

Chuyên gia Nguyễn Đức Hùng Linh
Quay trở lại với câu chuyện về Bangladesh, Thổ Nhĩ Kỳ - những đối thủ của ngành dệt may Việt Nam được nhắc đến ở phần trên. Tương tự như Brazil, 2 đất nước này cũng có tỷ lệ lạm phát cao ngất ngưởng trong những năm qua.

Tại Thổ Nhĩ Kỳ, lạm phát tháng 1 năm nay tăng 6,7% so với tháng 12/2023, đánh dấu mức tăng hàng tháng lớn nhất kể từ tháng 8 năm ngoái, theo số liệu của Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ công bố hồi tháng 2. Theo tính toán, đồng Lira của nước này đã giảm 40% trong 12 tháng qua và mất hơn 80% giá trị kể từ năm 2019.

Tại “xưởng may của thế giới” Bangladesh, lạm phát khiến người lao động khổ sở và kéo theo hàng loạt các cuộc biểu tình bạo lực với hàng chục nghìn công nhân xuống đường đòi tăng lương hồi tháng 11 năm ngoái. Theo Cục thống kê Bangladesh, lạm phát ở nước này đã tăng lên 9% trong khoảng thời gian từ 2022 đến 2023 - tỷ lệ trung bình cao nhất trong 12 năm.

“Việt Nam chúng ta chắc chắn không thể chấp nhận một tình huống như vậy”, xin được mượn nhận định của chuyên gia Nguyễn Đức Hùng Linh để khép lại bài viết.

>>

声明:
本文内容不代表FxGecko网站观点,内容仅供参考,不构成投资建议。投资有风险,选择需谨慎! 如涉及内容、版权等问题,请联系我们,我们会在第一时间作出调整!

相关文章

您正在访问的是FxGecko网站。 FxGecko互联网及其移动端产品是中国香港特别行政区成立的Hitorank Co.,LIMITED旗下运营和管理的一款面向全球发行的企业资讯査询工具。

您的IP为 中国大陆地区,抱歉的通知您,不能为您提供查询服务,还请谅解。请遵守当地地法律。