Quan hệ Trung - Mỹ: Nhìn hoa đoán ý Theo nguoiquansat.vn
2024-05-02 22:30:09
more 
1417

Những dấu hiệu trong cuộc tiếp đón Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho thấy chính quyền Bắc Kinh chưa sẵn sàng "làm ấm" quan hệ song phương. Quốc tếQuan hệ Trung - Mỹ: Nhìn hoa đoán ýBắc Hiệp - Theo Nikkei Asia • {Ngày xuất bản}Những dấu hiệu trong cuộc tiếp đón Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho thấy chính quyền Bắc Kinh chưa sẵn sàng "làm ấm" quan hệ song phương.

Trong vòng 10 tháng, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã thực hiện hai chuyến thăm Trung Quốc, cả hai đều đạt đỉnh điểm là các cuộc gặp cấp cao với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Lần đầu tiên diễn ra vào tháng 6 năm ngoái và lần thứ hai vào tuần trước, cả hai đều được tổ chức tại Hội trường Phúc Kiến của Đại lễ đường Nhân dân tại thủ đô Bắc Kinh.

Trong khi địa điểm vẫn giữ nguyên, còn bầu không khí, đặc biệt là cách cắm hoa và thái độ gắt gỏng của ông Tập, đã thay đổi đủ để báo hiệu rằng mối quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang tiến vào "vùng biển" đầy giông bão hơn.

Trong cuộc gặp Ngoại trưởng Vương Nghị, ông Blinken nhắc lại mối quan ngại của chính quyền Washington về sự hỗ trợ quân sự của Trung Quốc cho Nga. Ông Vương Nghị khẳng định Mỹ đang "thổi phồng" những lo ngại về năng lực công nghiệp của mình.

Còn trong các cuộc gặp với ông Tập, đã có nhiều sự thay đổi trong cách nhà lãnh đạo 70 tuổi tiếp đón đặc phái viên của Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Trong mỗi cuộc gặp, ông Tập ngồi ở đầu dãy bàn hội nghị, trước bức tranh khổng lồ mô tả phong cảnh mùa xuân tuyệt đẹp ở dãy núi Vũ Di, vùng trồng trà ô long nổi tiếng ở tỉnh Phúc Kiến. Ngoại trưởng Blinken và phái đoàn của ông ngồi đối diện với những người đồng cấp Trung Quốc ở hai bên.

Sự sắp xếp này không phải là bất thường đối với Trung Quốc, nhưng bất kỳ ai xem các bản tin truyền hình Trung Quốc đều có thể dễ dàng có ấn tượng rằng cả hai phái đoàn đều là cấp dưới của ông Tập Cận Bình.

Điều bất thường trong tuần trước là sự dàn xếp chỗ ngồi giữa các phái đoàn.

Khi ông Tập tiếp đón phái đoàn Mỹ tại Hội trường Phúc Kiến cách đây 10 tháng, không gian được trang hoàng bằng hoa sen đỏ và nụ trắng. Tuy nhiên, trong cuộc gặp tuần trước, cơ quan lễ tân Trung Quốc đã thay hoa sen bằng cây cô tòng.

Những chậu sen được bày trang trí trong cuộc gặp giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Ngoại trưởng Antony Blinken ngày 19/6/2023. Ảnh: Reuters
Ở Trung Quốc, hoa sen tượng trưng cho sự hòa hợp, vì từ hoa sen trong tiếng Trung đồng âm với từ hòa hợp. Hoa sen đôi khi còn tượng trưng cho sự giàu có, may mắn, sự thuần khiết và tình yêu. Trong khi đó, cô tòng không ra hoa và mang hàm ý sự thay đổi.

Cây và hoa thường được sử dụng với mục đích trang trí trong các cuộc họp quan trọng tại Đại lễ đường Nhân dân theo từng mùa. Khi mùa xuân đang hiện diện, truyền thống của lễ tân Trung Quốc sẽ quy định sử dụng những loại thực vật nhiều sức sống.

Ở Trung Quốc, cây cô tòng có lá thay đổi màu sắc được cho là tượng trưng cho sự biến đổi liên tục, không chắc chắn và bản chất tắc kè hoa. Có lẽ nó cũng có thể được sử dụng để ám chỉ sự thay đổi quan điểm, hoặc trong trường hợp này là niềm tin của ông Tập đối với Mỹ đang suy yếu.

Loại cây có lá giống tắc kè hoa này cũng có thể là lời nhắc nhở về việc chính quyền Bắc Kinh đang thay đổi như thế nào. Tháng 6 năm ngoái, cựu Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương đã tham dự hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Trung đầu tiên trong nhiệm kỳ của ông Biden.

Bức ảnh lễ tiếp đón Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 26/4 vừa qua. Ảnh: AP
Vào thời điểm đó, ông Tần là người được Chủ tịch Tập tín nhiệm, từng giữ chức đại sứ Trung Quốc tại Mỹ khi còn khá trẻ. Nhưng trong hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Trung sau đó, ông Tần đã không còn xuất hiện.

Cũng bằng cách sử dụng cây cô tòng, có lẽ Trung Quốc đang có ý định theo dõi sát sao chu kỳ bầu cử hỗn loạn ở Mỹ, với việc Tổng thống Joe Biden và cựu Tổng thống Donald Trump có thể sẽ tái đấu vào tháng 11.

Vẻ mặt của ông Tập cũng có vẻ là một lời cảnh báo rõ ràng. Khi bắt tay Ngoại trưởng Blinken tuần trước, ông Tập không mỉm cười cùng ánh mắt chán nản. Biểu cảm của ông Tập đã khác hoàn toàn so với màn tiếp đón nồng nhiệt dành cho Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cũng tại Hội trường Phúc Kiến.

Ông Lavrov đến thăm Bắc Kinh để chuẩn bị cho chuyến đi dự kiến ​​tới Trung Quốc của Tổng thống Nga Vladimir Putin, người sẽ tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ thứ năm trong một buổi lễ vào ngày 7/5. Cuối tháng này, ông Putin sẽ tới Trung Quốc.

Cả hai phái đoàn của Nga và Mỹ liệu có bị đối xử khác nhau khi tới Bắc Kinh không? Không dễ để trả lời. Trong cuộc tiếp đón Ngoại trưởng Lavrov, phái đoàn Nga được xếp ngồi vị trí tương tự như phía Mỹ vài tuần sau đó: đối diện với phái đoàn Trung Quốc và ông Tập Cận Bình ngồi đầu dãy bàn hội nghị hình chữ U.

Hội trường Phúc Kiến được trang trí sặc sỡ trong cuộc tiếp đón Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov hôm 9/4. Ảnh: Reuters

Nhưng có sự khác biệt lớn. Thứ nhất, khoảng cách giữa các phái đoàn Trung Quốc và Nga đã được rút ngắn hơn nhiều, các bàn hội nghị được đẩy lại gần nhau hơn so với khi phái đoàn Mỹ có mặt trong hội trường. Hơn nữa, khoảng không gian hẹp hơn ngăn cách giữa đoàn Trung Quốc và đoàn Nga được cắm hoa sặc sỡ.

Ông Lavrov đã đến Trung Quốc từ ngày 8 đến ngày 9 tháng 4, nhưng phía Bắc Kinh không thông báo về chuyến đi cho đến ngày 7/4, cùng ngày Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen gặp Thủ tướng Lý Cường ở Bắc Kinh.

Việc các bộ trưởng chủ chốt của Mỹ và Nga đến Bắc Kinh cùng lúc là điều bất thường, và thông báo bất ngờ về chuyến thăm của ông Lavrov dường như nhằm mục đích khiến Mỹ mất cảnh giác.

Vì vậy, ông Tập có hàm ý gì với việc thay hoa?

Chuyến đi Trung Quốc mới nhất của Ngoại trưởng Blinken diễn ra ngay sau khi truyền thông Mỹ đưa tin chính quyền Washington đang soạn thảo các biện pháp trừng phạt đối với một số ngân hàng Trung Quốc do nước này vẫn xuất khẩu sang Nga các hàng hóa có công dụng kép được tái sử dụng cho cuộc chiến tại Ukraine.

Trong khi Mỹ không có dấu hiệu sẽ nhanh chóng thực hiện các biện pháp trừng phạt như vậy, thì đã có một diễn biến bí ẩn trong chuyến đi Trung Quốc mới nhất của ông Blinken.

Một nguồn tin hiểu rõ nội tình ngoại giao Trung Quốc cho biết: “Cần chú ý kỹ đến cuộc gặp kỳ lạ giữa một trợ lý có ảnh hưởng của Tập với ông Blinken. Cuộc gặp được tổ chức tại Bắc Kinh ngay trước cuộc tiếp đón của ông Tập”.

Nhân vật có ảnh hưởng lớn đó là Vương Tiểu Hồng, người hiện đang giữ chức Bộ trưởng Bộ Công an. Ông Vương, người xuất thân từ tỉnh Phúc Kiến, là đồng minh thân cận của Chủ tịch Tập.

Sau khi trở thành lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc, ông Tập đã chuyển Vương Tiểu Hồng từ Phúc Kiến về Bắc Kinh. Ông Vương được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Công an vào năm 2022. Vai trò của họ Vương là bảo vệ nhà lãnh đạo tối cao về mặt chính trị bằng cách đóng vai trò là tai mắt của ông Tập và thu thập mọi thông tin.

Sẽ là điều kỳ lạ nếu một Ngoại trưởng Mỹ hội đàm với Bộ trưởng Công an Trung Quốc.

Về mặt chính thức, ông Blinken và ông Vương Tiểu Hồng gặp nhau để đảm bảo an toàn cho sinh viên Trung Quốc tại Mỹ. Ngoài ra còn có vấn đề kiểm soát fentanyl, một loại thuốc phiện tổng hợp gây nghiện cao, đang tràn vào Mỹ từ Trung Quốc.

Nhưng nhiều người cho rằng Blinken và Vương đã thảo luận nhiều vấn đề khác chưa được tiết lộ.

Còn nhiều bí ẩn về chuyến đi Trung Quốc mới nhất của ông Blinken. Chính xác thì việc sử dụng cây cô tòng có ý nghĩa gì? Và tại sao ông Tập lại nhăn mặt? Cuối cùng, mối quan hệ Mỹ-Trung sẽ đi về đâu?

Nhân vật duy nhất có thể trả lời những câu hỏi đó có lẽ là người đã ra lệnh đặt những chậu cây cô tòng ở Hội trường Phúc Kiến.

Những toan tính phía sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Trung

声明:
本文内容不代表FxGecko网站观点,内容仅供参考,不构成投资建议。投资有风险,选择需谨慎! 如涉及内容、版权等问题,请联系我们,我们会在第一时间作出调整!

相关文章

您正在访问的是FxGecko网站。 FxGecko互联网及其移动端产品是中国香港特别行政区成立的Hitorank Co.,LIMITED旗下运营和管理的一款面向全球发行的企业资讯査询工具。

您的IP为 中国大陆地区,抱歉的通知您,不能为您提供查询服务,还请谅解。请遵守当地地法律。