Vốn FDI vào Việt Nam có bị ảnh hưởng thuế tối thiểu doanh nghiệp toàn cầu?
2023-05-22 17:30:05
more 
154

- Chính sách thuế tối thiểu toàn cầu dự kiến sẽ được áp dụng từ ngày 1/1/2024. Các doanh nghiệp có doanh thu từ 750 triệu EUR trở lên sẽ chịu mức thuế suất tối thiểu 15%. Mức thuế suất này gây ra nhiều mối lo về giảm sức hút của Việt Nam trong chiến lược thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

Tuy vậy, trong báo cáo phát hành ngày 20/5 với chủ đề "Dòng vốn FDI  vào Việt Nam tiếp tục duy trì ổn định", ông Michael Kokalari, Chuyên gia Kinh tế trưởng của VinaCapital nhận định, thuế tối thiểu doanh nghiệp toàn cầu sẽ không làm giảm dòng vốn FDI vào Việt Nam.

FDI là một trong những yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế  của Việt Nam và Việt Nam hưởng lợi nhiều hơn từ sự chuyển dịch dòng vốn FDI sau cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Tuy nhiên, gần đây đã xuất hiện hai yếu tố rủi ro tiềm ẩn đối với dòng vốn FDI của Việt Nam. Đó là Việt Nam có thể đang mất đi sự cạnh tranh về nguồn vốn FDI so với Ấn Độ, Malaysia, và Indonesia; đồng thời cơ chế mới về thuế tối thiểu doanh nghiệp toàn cầu sẽ làm giảm sự hấp dẫn của Việt Nam như là một điểm đến của FDI bởi giới hạn các ưu đãi thuế dành cho các nhà đầu tư FDI tiềm năng.

Các công ty FDI đầu tư vào Việt Nam thường được hưởng thuế suất ưu đãi, có thể bao gồm mức 0% trong những năm đầu hoạt động. Sau đó, tăng dần lên mức thuế thu nhập doanh nghiệp là 20% trong một khoảng thời gian có thể lên đến 10 năm.

Năm 2021, hơn 100 quốc gia (bao gồm cả Việt Nam) đã đồng ý với đề xuất của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD)  về việc áp dụng thuế tối thiểu doanh nghiệp toàn cầu (GMT) 15% từ năm 2023 đối với những doanh nghiệp có thu nhập hợp nhất trên 750 triệu EUR. Việc thực hiện thỏa thuận này sau đó đã bị trì hoãn đến năm 2024 và vẫn chưa rõ là Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ có tham gia vào kế hoạch này không.

Việt Nam đang chuẩn bị triển khai cơ chế thuế tối thiểu vào năm tới và khoảng 70 công ty ở Việt Nam có thể bị tăng thuế suất nếu cơ chế thuế mới được áp dụng. Một số thị trường mới nổi trong khu vực được cho là đang nghiên cứu các hỗ trợ thay thế; trong đó, một số khoản thu thuế bổ sung sẽ được chuyển vào "quỹ hỗ trợ kinh doanh" để trợ cấp một số chi phí sản xuất của các công ty đó (như trợ giá điện, hỗ trợ chi phí xây dựng nhà máy mới, hỗ trợ nhà ở cho công nhân,...), nhằm bù đắp gánh nặng từ việc đóng thuế ở mức cao hơn của các công ty.

Tuy vậy, đánh giá dựa vào kết quả từ khảo sát của Ngân hàng Thế giới và các tổ chức khác, ông Michael Kokalari cho biết, thuế suất thấp không phải là yếu tố quan trọng nhất trong quyết định của công ty về địa điểm đầu tư cho nhà máy mới. Các yếu tố khác như ổn định chính trị, môi trường kinh doanh thuận lợi, lực lượng lao động  (chất lượng & tiền lương) và cơ sở hạ tầng đóng vai trò quan trọng hơn.

Đối với những lo ngại Việt Nam có thể mất đi lợi thế cạnh tranh trong việc thu hút dòng vốn FDI, do các công ty như Apple (NASDAQ:) ngày càng quan tâm đến việc đầu tư vào Ấn Độ, đại diện VinaCapital cũng cho rằng, không quá lo ngại về vấn đề này.

Việt Nam đã thu hút được nhiều hơn so với tỷ trọng vốn FDI "hợp lý" kể từ khi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung nổ ra vào năm 2018. Vì vậy, một số đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trong khu vực về dòng vốn FDI hiện đang "bắt đầu nắm bắt" các khoản đầu tư sau khi đã tụt hậu so với Việt Nam trong những năm gần đây. "Có khả năng trong những năm tới đây, Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục hưởng lợi nhiều nhất từ các khoản đầu tư FDI được thúc đẩy bởi chiến lược "Trung Quốc + 1", theo nhận định từ ông Michael Kokalari.

Tuyên bố:
Nội dung bài viết này không thể hiện quan điểm của trang web FxGecko, nội dung chỉ mang tính chất tham khảo không mang tính chất tư vấn đầu tư. Đầu tư là rủi ro, hãy lựa chọn cẩn thận! Nếu có bất kỳ vấn đề nào liên quan đến nội dung, bản quyền,… vui lòng liên hệ với chúng tôi và chúng tôi sẽ điều chỉnh trong thời gian sớm nhất!

Các bài báo liên quan

您正在访问的是FxGecko网站。 FxGecko互联网及其移动端产品是中国香港特别行政区成立的Hitorank Co.,LIMITED旗下运营和管理的一款面向全球发行的企业资讯査询工具。

您的IP为 中国大陆地区,抱歉的通知您,不能为您提供查询服务,还请谅解。请遵守当地地法律。