Đàm phán nâng trần nợ công ở Mỹ: Vẫn bế tắc?
2023-05-08 16:30:07
more 
174

– Bất chấp cảnh báo từ Bộ Tài chính về việc Mỹ có thể cạn tiền và không thể thanh toán các nghĩa vụ nợ sớm nhất vào ngày 1/6 tới, các nhà hoạch định chính sách Mỹ vẫn chưa tìm được tiếng nói chung về vấn đề nâng trần nợ.

Vào ngày 6/5, một nhóm gồm 43 thành viên đảng Cộng hòa tại Thượng viện Mỹ cho biết họ sẽ không bỏ phiếu cho một dự luật chỉ nâng trần nợ của Mỹ mà không giải quyết các vấn đề ưu tiên khác. Thượng nghị sĩ Mike Lee cho biết "cải cách ngân sách và chi tiêu thực chất" cần phải là điểm khởi đầu cho các cuộc đàm phán.

Hạ viện Mỹ vào cuối tháng Tư đã thông qua dự luật tăng trần nợ lên 31.400 tỷ USD, trong đó có cắt giảm chi tiêu sâu rộng trong thập kỷ tới. Tuy nhiên, dự luật đó dự kiến sẽ không được thông qua tại Thượng viện và có thể bị Tổng thống Mỹ Joe Biden phủ quyết nếu được thông qua.

Ngày 9/5, Tổng thống Biden sẽ gặp bốn nhà lãnh đạo Thượng viện và Hạ viện - hai người thuộc đảng Dân chủ và hai người thuộc đảng Cộng hòa để thảo luận về phương án tăng trần nợ.

Trước đó, Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen cho biết Mỹ có thể không đủ tiền để đáp ứng tất cả các nghĩa vụ tài chính trước ngày 1/6 hoặc trong vài tuần sau đó. Bế tắc chính trị đã làm dấy lên mối lo ngại về khả năng vỡ nợ có thể ảnh hưởng đến thị trường tài chính toàn cầu.

Wendy Edelberg, nhà nghiên cứu kinh tế cấp cao tại Viện Brookings, cho biết nếu điều đó xảy ra, Bộ Tài chính có thể sẽ thực hiện kế hoạch dự phòng mà họ đã chuẩn bị vào năm 2011, khi nước Mỹ đối mặt với tình huống tương tự.

Nhà kinh tế Nancy Vanden Houten tại công ty tư vấn kinh tế Oxford Economics cũng cho biết, ngay cả khi kịch bản vỡ nợ không xảy ra, tình huống gần như vậy "sẽ gây xáo trộn cho thị trường và nền kinh tế". Nhà kinh tế Bernard Yaros của công ty phân tích Moody's Analytics đã đưa ra những điểm tương đồng với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, khi Quốc hội không thông qua kế hoạch cứu trợ cho các ngân hàng, dẫn đến một đợt bán tháo trên thị trường chứng khoán.

Ông Yaros nói thêm, lãi suất sẽ tăng đột biến, đặc biệt là lợi suất trái phiếu kho bạc và lãi suất thế chấp, điều đó sẽ dẫn đến chi phí vay cao hơn cho người tiêu dùng và doanh nghiệp. Bên cạnh đó, người tiêu dùng và doanh nghiệp có thể thu hẹp chi tiêu, trong khi niềm tin của người tiêu dùng yếu đi và gây tổn hại cho nền kinh tế.

Hội đồng Cố vấn Kinh tế đã cảnh báo rằng nếu Chính phủ Mỹ ngừng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính, những cú sốc kinh tế có thể khiến hơn 8 triệu người mất việc làm vào mùa Hè này và GDP giảm khoảng 6%.

Một quốc gia được coi là vỡ nợ khi quốc gia đó không đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của mình, chẳng hạn như trả nợ cho một quốc gia khác hoặc cho các nhà đầu tư đã mua trái phiếu chính phủ của quốc gia đó. Vỡ nợ một phần là khi một quốc gia không trả được một phần nợ và chính phủ có thể tuyên bố vỡ nợ bằng cách tuyên bố sẽ không trả nợ.

Tuyên bố:
Nội dung bài viết này không thể hiện quan điểm của trang web FxGecko, nội dung chỉ mang tính chất tham khảo không mang tính chất tư vấn đầu tư. Đầu tư là rủi ro, hãy lựa chọn cẩn thận! Nếu có bất kỳ vấn đề nào liên quan đến nội dung, bản quyền,… vui lòng liên hệ với chúng tôi và chúng tôi sẽ điều chỉnh trong thời gian sớm nhất!

Các bài báo liên quan

您正在访问的是FxGecko网站。 FxGecko互联网及其移动端产品是中国香港特别行政区成立的Hitorank Co.,LIMITED旗下运营和管理的一款面向全球发行的企业资讯査询工具。

您的IP为 中国大陆地区,抱歉的通知您,不能为您提供查询服务,还请谅解。请遵守当地地法律。