Thị trường BĐS cuối năm thu hút NĐT trở lại? Thị trường Việt Nam 9/11
2021-11-09 11:05:19
more 
468
Thị trường BĐS cuối năm thu hút NĐT trở lại? Thị trường Việt Nam 9/11 © Reuters

– Thị trường Việt Nam khởi động phiên giao dịch mới hôm nay với thông tin đáng chú ý: Thị trường BĐS cuối năm thu hút NĐT trở lại? Việt Nam dẫn đầu cuộc đua phục hồi chuỗi cung ứng ở Đông Nam Á và mức tăng nhiệt trên Trái Đất làm tăng nguy cơ giảm GDP ở 65 nước dễ bị tổn thương nhất… Dưới đây là nội dung chính tin tức trong phiên hôm nay thứ Ba ngày 9/11.

1. Thị trường BĐS cuối năm thu hút NĐT trở lại?

Đầu tháng 10 đến nay, khi việc đi lại giữa các tỉnh, thành phố được nới lỏng, các hoạt động cũng trở về trạng thái bình thường mới. Đối với lĩnh vực bất động sản, các doanh nghiệp đang bắt đầu kế hoạch triển khai/giới thiệu/mở bán dự án để tăng tốc trong quý cuối năm. Song song với đó, nhiều nhà đầu tư cũng rục rịch quay trở lại thị trường.

Trong đó, Hà Nội ghi nhận mức độ phục hồi 100% so với thời điểm tháng 5, TP.HCM và Đà Nẵng có mức độ phục hồi lần lượt 90% và 70% so với tháng 4 vừa qua. Mới đây, ngay sau thông tin được mở cửa trở lại, một số địa phương đã chứng kiến số lượng lớn các nhà đầu tư đổ về.

2. Việt Nam dẫn đầu cuộc đua phục hồi chuỗi cung ứng ở Đông Nam Á, theo Nikkei Asia

Nikkei Asia đưa tin, khi các ca nhiễm Covid-19 giảm mạnh trên khắp Đông Nam Á, các chuỗi cung ứng trong khu vực đang chạy đua để phục hồi trở lại hết công suất, sau nhiều tháng các nhà máy phải ngừng hoạt động và cắt giảm công suất. Trong số các quốc gia cùng khu vực, Việt Nam đang nhanh chóng trở lại bình thường, sau khi nới lỏng các biện pháp hạn chế. Khoảng 200 nhà máy trong nước ký hợp đồng sản xuất quần áo thể thao cho Nike (NYSE:NKE) đã hoạt động trở lại, theo báo cáo của các phương tiện truyền thông địa phương. Một khu công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh, nơi có các nhà máy do Samsung Electronics và Intel (NASDAQ:INTC) điều hành sẽ "hỗ trợ để các nhà máy của cả hai công ty có thể hoạt động trở lại trong tháng này".

Trong bối cảnh số ca mắc Covid-19 ở Việt Nam giảm dần, các công ty sản xuất các linh kiện điện và điện tử thiết yếu cho ngành công nghiệp ô tô cũng đang trở lại mạnh mẽ, các nhà sản xuất trên toàn cầu như được trút bỏ gánh nặng. Trong đó, Việt Nam là nguồn cung cấp khoảng 40% nhập khẩu dây dẫn của Nhật Bản vào năm ngoái. Các nhà cung cấp Nhật như Yazaki và Sumitomo Electric Industries cũng đang khôi phục sản xuất tại các nhà máy Việt Nam của họ. Xu hướng này được kỳ vọng sẽ hỗ trợ sự trở lại trong lĩnh vực ô tô của Nhật Bản.

3. Mức tăng nhiệt trên Trái Đất làm tăng nguy cơ giảm GDP ở 65 nước dễ bị tổn thương nhất

Báo cáo công bố ngày 8/11 do tổ chức phi chính phủ Christian Aid (Anh) thực hiện và được công bố tại các cuộc thảo luận trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26) đang diễn ra tại Glasgow (Scotland, Vương quốc Anh), trong đó, 65 quốc gia dễ bị tổn thương nhất trên thế giới sẽ ghi nhận mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) giảm trung bình 20% vào năm 2050 và giảm 64% vào năm 2100 nếu mức tăng nhiệt của Trái Đất lên tới 2,9 độ C.

Ngay cả khi mức tăng nhiệt trên Trái Đất được hạn chế ở mức 1,5 độ C theo như mục tiêu tham vọng nhất đề ra trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, thì tăng trưởng GDP của các nước này vẫn giảm 12% vào năm 2050 và giảm 33% vào cuối thế kỷ này. Đến nay, nhiệt độ bề mặt của Trái Đất đã tăng 1,1 độ C so với mức vào cuối thế kỷ 19.

Báo cáo của Christian Aid cũng cho thấy hơn 1/3 các nước trên thế giới cần được gấp rút hỗ trợ xây dựng năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu nếu nền kinh tế các nước này phải đương đầu với các đợt nắng nóng, hạn hán, bão lũ vốn ngày càng trở nên khốc liệt hơn và gây chết nhiều người hơn do sự ấm lên của Trái Đất.

Trong số 10 quốc gia bị ảnh hưởng nhất có 8 quốc gia ở châu Phi, trong đó có 2 nước ở Nam Mỹ. Toàn bộ 10 nước này có nguy cơ GDP giảm hơn 70% vào năm 2100 và giảm 40% ngay cả khi nhiệt độ toàn cầu được kiềm chế ở mức nhiệt 1,5 độ C. Sudan là quốc gia có nguy cơ giảm GDP nhiều nhất với dự báo giảm 32% GDP vào năm 2050 và 84% vào năm 2100 so với mức nếu không xảy ra biến đổi khí hậu.

Trong khi đó, các đảo quốc nhỏ đặc biệt dễ bị tổn thương trong bối cảnh số cơn bão gia tăng do mực nước biển dâng. Báo cáo trên không đề cập tới các biện pháp ứng phó, có thể giảm bớt những thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra. Cho đến nay, các nước giàu cam kết hỗ trợ tài chính ở mức khiêm tốn nhất nhằm giúp các nước nghèo ứng phó với biến đổi khí hậu.

Tuyên bố:
Nội dung bài viết này không thể hiện quan điểm của trang web FxGecko, nội dung chỉ mang tính chất tham khảo không mang tính chất tư vấn đầu tư. Đầu tư là rủi ro, hãy lựa chọn cẩn thận! Nếu có bất kỳ vấn đề nào liên quan đến nội dung, bản quyền,… vui lòng liên hệ với chúng tôi và chúng tôi sẽ điều chỉnh trong thời gian sớm nhất!

Các bài báo liên quan

您正在访问的是FxGecko网站。 FxGecko互联网及其移动端产品是中国香港特别行政区成立的Hitorank Co.,LIMITED旗下运营和管理的一款面向全球发行的企业资讯査询工具。

您的IP为 中国大陆地区,抱歉的通知您,不能为您提供查询服务,还请谅解。请遵守当地地法律。